Nhân khẩu Việt Nam

Bài chi tiết: Nhân khẩu Việt Nam

Dân số

20 thành phố đông dân của Việt Nam


TP.HCM

Hà Nội

Hải Phòng

Thành phốTrực thuộcDân sốThành phốTrực thuộcDân số


Cần Thơ

Biên Hòa

Đà Nẵng

1TP. Hồ Chí MinhTrung ương9.297.500 (2016) [55] 11Vũng TàuBà Rịa - Vũng Tàu400.777 (2013)[56]
2Hà NộiTrung ương7.654.800 (2017) [57] 12Quy NhơnBình Định457 400 (2019)[58]
3Hải PhòngTrung ương1.980.800 (2016) [55] 13Long XuyênAn Giang384.610 (2018)[59]
4Cần ThơTrung ương1.257.900 (2016) [55] 14Thái NguyênThái Nguyên362.921 (2017)[60]
5Biên HòaĐồng Nai1.550.000 (2017) [61] 15Nam ĐịnhNam Định243.186 (2009)[62]
6Đà NẵngTrung ương1.046.200 (2016) [55] 16Rạch GiáKiên Giang226.316 (2009)[62]
7Nha TrangKhánh Hòa406.000 (2015)[63] 17Thủ Dầu MộtBình Dương244.277 (2013)[64]
8HuếThừa Thiên - Huế354.124 (2015)[65] 18Hạ LongQuảng Ninh221.580 (2010)[66]
9Buôn Ma ThuộtĐắk Lắk326.135 (2009)[62] 19Phan ThiếtBình Thuận220.560 (2012)[67]
10VinhNghệ An314.351 (2014)[68] 20Thanh HóaThanh Hóa491.294 (2018)[69]
Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1980 – 2014.[cần dẫn nguồn]

Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.[70]

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổđồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chămngười Khmer, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số này, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường,... Người Ơ Đu có số dân ít nhất. Có các dân tộc mới di cư vào Việt Nam vài trăm năm trở lại đây như người Hoa. Người Hoangười Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm giai đoạn 1999 – 2009.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì vùng đông dân nhất Việt Nam là đồng bằng sông Hồng với khoảng 22,5 triệu người, kế tiếp là bắc Trung bộduyên hải nam Trung bộ với khoảng 20,1 triệu người, thứ ba là Đông Nam bộ với 17,8 triệu người, thứ tư là đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,2 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,8 triệu người. Theo điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) 2019 thì 34,4% dân số Việt Nam đang sinh sống tại thành thị và 65,6% cư trú ở nông thôn.[71] Về tỉ số giới tính trung bình vào năm 2019 là 99,1 nam/100 nữ. Theo nhận xét của tờ The Economist, mức độ giảm dân số do sinh suất tụt giảm tạo ra viễn cảnh lão hóa ở Việt Nam với tỉ lệ người cao niên hơn 60 tuổi dự đoán sẽ tăng từ 12% (2018) lên 21% (2040). Đỉnh dân số lao động của Việt Nam là vào năm 2013, sau đó sẽ giảm dần. Tỉ lệ trẻ/già được cho là gây chao đảo về tài chính để cung cấp dịch vụ y tế và cấp dưỡng khi 90% người cao niên không có khoản tiết kiệm nào cả khi ngân sách nhà nước chỉ phụ cấp cho người hơn 80 tuổi với bình quân vài USD/tuần.[72][73]

Ngôn ngữ

Xem thêm: Tiếng Việt

Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là tiếng Việt, một âm điệu ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Nam Đảo (Môn-Khmer), được nói bởi phần lớn dân số. Trong lịch sử ban đầu của nó, văn tự tiếng Việt đã sử dụng chữ Hán trước một tập hợp các ký tự chữ Hán có tên khác là Chữ Nôm được phát triển giữa thế kỷ 7[74][75][76] Tác phẩm văn học Truyện Kiều được biết đến với tên gốc tên Đoạn trường tân thanh do Đại thi hào Nguyễn Du sáng tác được viết bằng Chữ nôm.[77] Chữ Quốc ngữ, bảng chữ cái La Mã được sử dụng để nói tiếng Việt, được phát triển vào thế kỷ 17 bởi Dòng Tên Alexandre de Rhodes và một số nhà truyền giáo Công giáo khác bằng cách sử dụng bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, sau này được sử dụng rộng rãi thông qua các thể chế Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc[74][78] Các nhóm thiểu số ở Việt Nam nói nhiều ngôn ngữ, bao gồm: tiếng Tày, tiếng Mường, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Nùng and tiếng H'Mông. Người Thượng thường sống ở Tây Nguyên cũng nói một số ngôn ngữ riêng biệt, một số ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo và những ngôn ngữ khác ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo.[79] Trong những năm gần đây, một số ngôn ngữ ký hiệu đã được phát triển tại các thành phố lớn.

Chữ "tĩnh" trong thư pháp truyền thống.

Tiếng Pháp, một di sản của chế độ thuộc địa, được nhiều người Việt Nam có học là ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong thế hệ cũ và những người được giáo dục ở miền Nam, nơi đây là ngôn ngữ chính hành chính, giáo dục một thương mại. Việt Nam vẫn là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) và giáo dục đã làm hồi sinh một số quan tâm đến ngôn ngữ.[80] Tiếng Nga, và ở mức độ thấp hơn tiếng Đức, tiếng Séctiếng Ba Lan được biết đến trong một số người miền Bắc có gia đình có quan hệ với Khối Đông trong Chiến tranh Lạnh. [81] Với mối quan hệ được cải thiện với các nước phương Tây và những cải cách gần đây trong quản trị Việt Nam, tiếng Anh ngày càng được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai và việc học tiếng Anh giờ đây bắt buộc hầu hết các trường học bên cạnh hoặc thay thế cho tiếng Pháp.[82][83] Sự phổ biến của tiếng Nhậttiếng Triều Tiên cũng tăng lên khi mối quan hệ của đất nước với các quốc gia Đông Á khác được tăng cường.[84][85][86]

Tôn giáo

Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Tôn giáo tại Việt Nam (2014)[87]

  Phật giáo (12.2%)
  Công giáo (6.9%)
  Cao Đài (4.8%)
  Tin Lành (1.5%)
  Hòa Hảo (1.4%)
  khác (0.1%)

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáotín ngưỡng. Cộng đồng các dân tộc có tín ngưỡng dân gian riêng. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch cùng với Nho giáoĐạo giáo. Được gọi chung là tam giáo, ba tôn giáo ảnh hưởng nhiều nhất tới văn hóa Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đa số thuộc Đại thừa và từng là quốc giáo thời Nhà LýNhà Trần. Các tư tưởng Nho giáo tới nay vẫn có vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam. Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 16 và Tin Lành từ đầu thế kỷ 20. Hồi giáo được truyền vào Chăm Pa, Nam Trung Bộ từ các vương triều Hồi giáo ở Ấn Độ và Quần đảo Mã Lai. Bên cạnh các tôn giáo thế giới, Việt Nam còn có một số tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đàiđạo Hòa Hảo. Ngoài ra, có một lượng người tự nhận không tôn giáo.

Tội phạm và tệ nạn

Việt Nam có tỷ lệ tội phạm ở mức thấp so với các nước cùng trình độ phát triển và thấp hơn một số quốc gia phát triển.[88] Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Năm Cam, Khánh Trắng ít hơn và độ tinh vi không sánh được với Mafia quốc tế.

Việt Nam là địa điểm những tội phạm trong và ngoài nước lộng hành như các đầu dây mại dâm, ma túy.[89] Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những địa danh buôn bán ma túy như Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng. Theo một số quan chức nhận xét thì các hoạt động buôn bán ma túy càng ngày càng tinh vi và phức tạp.[89] Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế bàn thảo vấn đề trên như "Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông" do mình chủ trì với sự hợp tác của 19 nước lân cận. Năm 2012, cả nước có ước tính khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy.[89] Các tệ nạn khác cờ bạc, cá độ, sử dụng và buôn bán ma túy, mại dâm... Theo sự phát triển của kinh tế – xã hội, tội phạm có xu hướng tăng. Các tệ nạn liên quan đến cá độ trong hoạt động thể thao rơi phần nhiều ở bóng đá.[90] Một loại hình tội phạm khác đó là tham nhũng với một số vụ án như PMU 18, Vinashin. Việt Nam hiện vẫn duy trì án tử hình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt Nam //nla.gov.au/anbd.aut-an35581821 http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003430.php http://www.bbc.com/vietnamese/sport/2012/07/120726... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2010/03/100308... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628349 http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://journals.sub.uni-hamburg.de/giga/jsaa/artic... http://ucblibraries.colorado.edu/govpubs/for/afgha... http://www.seasite.niu.edu/crossroads/cneher/cn.vi... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?...